Trái với dự đoán của nhiều người, sự kiện ra mắt Galaxy Note 7 tại Việt Nam được Samsung tổ chức tại một khán phòng chỉ hơn trăm chỗ ngồi. Không còn những màn tạo mưa trên sân khấu hay sự xuất hiện của những người nổi tiếng, thay vào đó là những "điệp viên" trong trang phục đen. Tổng giám đốc Samsung Vina - Kim Cheol Gi - bước ra, dõng dạc tuyên bố: "Chúng ta cần vượt qua trở ngại, dám nghĩ lớn".
Sự kiện ra mắt Galaxy Note 7 ở Việt Nam được làm gọn và ngắn, không lặp lại những gì đã thể hiện ở New York. Ảnh: Duy Tín.
Với những ai theo dõi dòng Galaxy Note từ những thế hệ đầu tiên, dễ dàng nhận ra được sự thay đổi của Samsung trong phong cách ra mắt sản phẩm ở Việt Nam. Hãng điện thoại Hàn Quốc thường mang đến những sự kiện hoành tráng để khẳng định vị thế tại mỗi thị trường, và cũng để chứng tỏ độ... chịu chơi.
Thế nhưng, bài nói về Samung Galaxy Note 7 chính hãng tại Việt Nam của Samsung năm nay chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Từng đại diện hãng trình bày nhanh gọn về các tính năng mới, sau đó khép lại bằng màn trải nghiệm sản phẩm của khách mời. Ngay cả màn ra mắt chính ở New York, Samsung cũng không chiêu trò và dông dài như mọi năm.
Sau sự kiện, nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu Samsung có quá tự tin, hay muốn "toả sáng thầm lặng" giống một thương hiệu điện thoại trước đây? Có hai lý do để khiến Samsung không cần "nói nhiều" như trước.
Thứ nhất, trước ngày ra mắt Galaxy Note 7 tại Việt Nam, lượng đặt hàng của model này đã cao hơn 300% hơn so với Galaxy Note 5 cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sự kiện ra mắt Note 7 ở New York đã tạo hiệu ứng đủ tốt. Hãng không cần "vất vả" với những sự kiện ra mắt ở từng thị trường. Sau màn ra mắt ở Việt Nam, con số đặt trước từ nhà bán lẻ tính đến ngày 11/8 tăng hơn 450% so với Galaxy Note 5, tức tăng thêm 150% chỉ sau vài ngày.
Thứ hai, việc Samsung ra mắt sản phẩm trước Apple từng tạo nên một kết quả tốt. Năm ngoái, Galaxy Note 5 ra mắt trước iPhone 6S Plus và Samsung có một mùa bội thu với model này. Theo thống kê từ Antutu, Note 5 là di động Android phổ biến nhất thế giới tính đến quý I/2016. Đây cũng là chiếc Android ít giảm giá nhất tại Việt Nam vì luôn có lượng khách hàng ổn định.
Dường như Samsung đã dự đoán được điều này, dù sản phẩm có thiết kế không nhiều khác biệt so với thế hệ trước. Note 7 đơn giản là một phiên bản nâng cấp toàn diện của Galaxy Note 5, từ phần cứng cho đến phần mềm. Như vậy là đủ để các fan của họ móc hầu bao mà không cần biết chiếc iPhone sắp tới sẽ ra sao. Đã quá muộn để Apple có thể cho ra một sản phẩm có bút cảm ứng đủ tốt giống Galaxy Note.
Trên bình diện toàn cầu, Samsung cũng ghi nhận tình trạng "cầu vượt cung" tại nhiều thị trường. Hãng dự kiến phải sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn để kịp đáp ứng các đơn đặt hàng từ nhà bán lẻ và nhà mạng.
Năm ngoái, khi Samsung Galaxy Note 5 ra mắt kèm câu slogan "Your World Just Got Bigger" (thế giới của bạn vừa rộng mở), Samsung đã được Apple đáp trả bằng một slogan khác trong sự kiện ra mắt iPhone 6S: "The Only Thing That's Changed is Everything" (Chỉ một điều thay đổi mọi điều).
Đến khi ra mắt iPhone SE vào đầu năm nay, Apple đưa ra khẩu hiệu "A big step for small" (bước đi lớn cho điều nhỏ), để nói lên rằng việc quay về với kích cỡ màn hình 4,5 inch là một bước đi lớn. Samsung đáp trả bằng slogan "think big" (nghĩ lớn) khi ra mắt Galaxy Note 7, như một cách khẳng định tầm nhìn xa hơn so với Apple, thay vì quay về dùng lại một thiết kế đã cũ.
Đây là sẽ thách thức lớn đối với Táo khuyết, khi hãng đứng trước sức ép phải đưa ra một sản phẩm cách mạng, không để Samsung vượt mặt trong khâu thiết kế lẫn công nghệ camera. Người dùng trông đợi những chiếc iPhone khác biệt hơn, đột phá hơn. Nhưng hiện tại, họ lại để đối thủ lớn nhất của mình xuất phát trước và thu về những con số khả quan.
Với những ai theo dõi dòng Galaxy Note từ những thế hệ đầu tiên, dễ dàng nhận ra được sự thay đổi của Samsung trong phong cách ra mắt sản phẩm ở Việt Nam. Hãng điện thoại Hàn Quốc thường mang đến những sự kiện hoành tráng để khẳng định vị thế tại mỗi thị trường, và cũng để chứng tỏ độ... chịu chơi.
Thế nhưng, bài nói về Samung Galaxy Note 7 chính hãng tại Việt Nam của Samsung năm nay chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Từng đại diện hãng trình bày nhanh gọn về các tính năng mới, sau đó khép lại bằng màn trải nghiệm sản phẩm của khách mời. Ngay cả màn ra mắt chính ở New York, Samsung cũng không chiêu trò và dông dài như mọi năm.
Sau sự kiện, nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu Samsung có quá tự tin, hay muốn "toả sáng thầm lặng" giống một thương hiệu điện thoại trước đây? Có hai lý do để khiến Samsung không cần "nói nhiều" như trước.
Thứ nhất, trước ngày ra mắt Galaxy Note 7 tại Việt Nam, lượng đặt hàng của model này đã cao hơn 300% hơn so với Galaxy Note 5 cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sự kiện ra mắt Note 7 ở New York đã tạo hiệu ứng đủ tốt. Hãng không cần "vất vả" với những sự kiện ra mắt ở từng thị trường. Sau màn ra mắt ở Việt Nam, con số đặt trước từ nhà bán lẻ tính đến ngày 11/8 tăng hơn 450% so với Galaxy Note 5, tức tăng thêm 150% chỉ sau vài ngày.
Thứ hai, việc Samsung ra mắt sản phẩm trước Apple từng tạo nên một kết quả tốt. Năm ngoái, Galaxy Note 5 ra mắt trước iPhone 6S Plus và Samsung có một mùa bội thu với model này. Theo thống kê từ Antutu, Note 5 là di động Android phổ biến nhất thế giới tính đến quý I/2016. Đây cũng là chiếc Android ít giảm giá nhất tại Việt Nam vì luôn có lượng khách hàng ổn định.
Dường như Samsung đã dự đoán được điều này, dù sản phẩm có thiết kế không nhiều khác biệt so với thế hệ trước. Note 7 đơn giản là một phiên bản nâng cấp toàn diện của Galaxy Note 5, từ phần cứng cho đến phần mềm. Như vậy là đủ để các fan của họ móc hầu bao mà không cần biết chiếc iPhone sắp tới sẽ ra sao. Đã quá muộn để Apple có thể cho ra một sản phẩm có bút cảm ứng đủ tốt giống Galaxy Note.
Trên bình diện toàn cầu, Samsung cũng ghi nhận tình trạng "cầu vượt cung" tại nhiều thị trường. Hãng dự kiến phải sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn để kịp đáp ứng các đơn đặt hàng từ nhà bán lẻ và nhà mạng.
Năm ngoái, khi Samsung Galaxy Note 5 ra mắt kèm câu slogan "Your World Just Got Bigger" (thế giới của bạn vừa rộng mở), Samsung đã được Apple đáp trả bằng một slogan khác trong sự kiện ra mắt iPhone 6S: "The Only Thing That's Changed is Everything" (Chỉ một điều thay đổi mọi điều).
Đến khi ra mắt iPhone SE vào đầu năm nay, Apple đưa ra khẩu hiệu "A big step for small" (bước đi lớn cho điều nhỏ), để nói lên rằng việc quay về với kích cỡ màn hình 4,5 inch là một bước đi lớn. Samsung đáp trả bằng slogan "think big" (nghĩ lớn) khi ra mắt Galaxy Note 7, như một cách khẳng định tầm nhìn xa hơn so với Apple, thay vì quay về dùng lại một thiết kế đã cũ.
Đây là sẽ thách thức lớn đối với Táo khuyết, khi hãng đứng trước sức ép phải đưa ra một sản phẩm cách mạng, không để Samsung vượt mặt trong khâu thiết kế lẫn công nghệ camera. Người dùng trông đợi những chiếc iPhone khác biệt hơn, đột phá hơn. Nhưng hiện tại, họ lại để đối thủ lớn nhất của mình xuất phát trước và thu về những con số khả quan.
Theo Zing