Vỏ hộp Oukitel K10000 màu đen xám sần, sở khá thích tay và có cảm giác bụi bậm.
Phụ kiện Oukitel K10000 bên trong hộp gồm có sách hướng dẫn sử dụng, kính cường lực tặng kèm, ốp lưng nhựa cứng, củ sạc, cáp và adapter dùng để sạc cho thiết bị khác.
Cảm giác Oukitel K10000 đầu tiên khi cầm vào chiếc máy là cứng cáp và nặng, thực sự rất nặng so với một chiếc smartphone.
Oukitel K10000 Với khung viền thép không rỉ khá dày, viên pin 10.000 mAh thì không có gì khó hiểu khi máy nặng hơn 180 g. và dày khoảng 9 mm.
Khung viền Oukitel K10000 thép ôm một cách hầm hố, cách điệu khiến ta dễ dàng liên tưởng đến nhân vật Iron Man trong Marvel.
Phần trên Oukitel K10000 gồm cảm biến, loa được thiết kế khá đẹp cùng camera trước 2 MP.
Mặt trước Oukitel K10000 là màn hình 5.5 inch độ phân giải HD, trên tấm nền IPS cho màu sắc hiển thị và trung thực cùng góc nhìn khá ổn. Tuy nhiên khá ám vàng và đục nhẹ.
Sử dụng Oukitel K10000 vài ngày thì ngoài độ phân giải thấp, có thể không quan trọng vì điểm mạnh nó tập trung về pin, thì điều mình không thích chính là độ sáng màn hình thấp nhất vẫn khá chói.
Ngoài ra ba phím hướng Oukitel K10000 cũng không có đèn nền.
Chuyển sang cạnh phải là nơi đặt phím vật lí gồm nguồn và volumn. Thật sự khá khó chịu khi với tay lên phím nguồn vì nó quá cao so với người bình thường, chưa kể máy nặng nên toàn phải dùng hai tay để mở máy.
Oukitel K10000 cũng không có tính năng double tap để đánh thức máy.
Cạnh trái là nơi đặt khay 2 sim hoặc 1 sim - 1 thẻ microSD.
Oukitel K10000 Các góc đều có ốc vít khá cứng cáp.
Qua góc độ này, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra độ dày và hầm hố của Oukitel K10000.
Cổng sạc microUSB đặt giữa hai màn loa, thực chất chỉ 1 bên trái là loa trong khi bên còn lại là mic giả loa.
Oukitel K10000 Sử dụng nhanh thì âm thanh nghe khá nhỏ và có cảm giác rè, có lẽ do khung viền dày khiến phần loa được đặt sát sâu vào bên trong.
Đỉnh máy Oukitel K10000 là nơi đặt jack tai nghe 3.5 mm. Đặc biệt khi nghe nhạc bằng tai nghe thì âm thanh cải thiện rõ rệt.
Oukitel K10000 Chuyển sang phần mặt lưng, khung cao su ôm lấy chiếc máy cùng một chiếc nhựa xước phay đặt ở phần trung tâm. Có logo đầu bò khá chất.
Camera chính 13 MP trên Oukitel K10000 cho chất lượng theo cá nhân chỉ ở mức trung bình mà thôi.
Điều kiện đầy đủ sáng thì khá ổn, nhưng thiếu sáng thì lấy nét chậm cũng như chi tiết bị bệt lại. Dẫu sao thì chúng ta không thể trông mong quá nhiều ở sản phẩm Trung Quốc mà lại chú trọng pin trâu thế này.
Mời các bạn xem qua một vài hình ảnh Oukitel K10000:
Điểm qua thông số cấu hình, Oukitel K10000 chạy trên con chip MT6735 cùng 2 GB RAM cho trải nghiệm mượt mà ở tác vụ cơ bản.
Sau vài ngày sử dụng thì máy phản hồi khá tốt, 2 GB RAM đa nhiệm rất tốt.
Một điểm mình không thích là sử dụng đa nhiệm phải ấn giữ phím home, còn phím đa nhiệm lại thành menu khá khó chịu. Mình phải mất nửa ngày mới làm quen được.
Oukitel K10000 Sự mượt mà một phần đến từ giao diện Android 6.0 gần như thuần Google, Oukitel chỉ thêm vào một vài tính năng thông minh nhỏ để đảm bảo hiệu năng ổn định nhất.
Oukitel K10000 Viên pin 10.000 mAh sau 2 ngày sử dụng cơ bản của mình như bật 4G liên tục, phát wifi cho thiết bị khác, facebook - messenger, check mail, nghe - gọi, ... thì hiện tại bước sang ngày thứ 2 mà máy vẫn còn 19% với 13 giờ onscreen.
Như vậy, nếu bạn nào đang tìm cho mình một chiếc smartphone có pin siêu "trâu bò" dành cho những chuyến đi phượt xa nhiều ngày thì Oukitel K10000 là lựa chọn quá hoàn hảo.
Ngoài ra, để sạc đầy viên pin khủng bố ấy với củ sạc trong hộp thì mình có khoảng 3 giờ 40 phút. Khá là nhanh dù củ sạc bình thường chứ không hỗ trợ sạc nhanh gì cả.
Duchuymobile.com